Hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Tỉnh

Kiểm tra kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 tại huyện Nhơn Trạch

Ngày 06/07/2023 - 13:28:53

 

Ngày 05/7/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Phan Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm trưởng đoàn và các thành viên là đại diện của Sở Tư pháp, Công an tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 tại UBND huyện Nhơn Trạch và UBND các xã Phú Đông, Phước Khánh, Đại Phước, Phú Thạnh.

Buổi sáng Đoàn kiểm tra làm việc UBND huyện Nhơn Trạch và UBND xã Phú Thạnh. Buổi chiều thực hiện kiểm tra tại UBND xã Phước Khánh, Đại Phước, Phú Thạnh.

Quang cảnh buổi kiểm tra

Làm việc với Đoàn kiểm tra có ông Lương Hữu Ích, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL huyện Nhơn Trạch, đại diện các phòng, ban, đoàn thể của huyện Nhơn Trạch, lãnh đạo UBND, Công an, đoàn thể xã Phước Khánh, Đại Phước, Phú Thạnh, Phú Đông.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị được kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra đã trao đổi, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, hướng dẫn, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả những công tác này trong thời gian tới.

Thành viên Đoàn Kiểm tra phát biểu

Qua kiểm tra, nhận thấy UBND huyện Nhơn Trạch đã thực hiện tương đối tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật . Theo đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND 09/2/2023 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 và triển khai thực hiện[1]. Các phòng, ban thuộc huyện đã tổ chức 22 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp với 5.990 lượt người tham dự. Trong đó tập trung truyên truyền các vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của Nhân dân, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, trọng tâm là các lĩnh vực như phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm hành chính,... bằng các hình thức tuyên truyền đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị.Thực hiện 65 ngày tuyên truyền lưu động; thiết kế, in và treo 825 cái băng rôn; thực hiện mới và thay đổi nội dung 1.068m2 panô các loại; phát sóng trên Đài Truyền thanh với tổng thời lượng 60 giờ 20 phút tập trung chủ yếu về phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…

UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tuyên truyền được 65 cuộc, có 2.667  lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền chủ yếu Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hàn UBND các xã, thị trấn tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi), các quy định pháp luật vể phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng được 65 cuộc với 2.667 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn còn duy trì và nhân rộng các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với bối cảnh tình hình và điều kiện thực tiễn của địa phương mình.

Địa phương cũng đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn với hoạt động của Trang Thông tin điện tử của huyện và hệ thống loa truyền thanh cơ sở; các trang mạng xã hội như Trang Facebook Tuổi Trẻ Nhơn Trạch, Huyện đoàn, Trang Facebook của Hội Phụ nữ huyện…; xây dựng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả như chào cờ sáng thứ hai, “Chi hội phụ nữ không vi phạm pháp luật”, mô hình tuyên truyền tại khu nhà trọ, mô hình thanh niên với pháp luật, mô hình tiếng loa an ninh, mô hình tuyên truyền bằng loa lưu động; tuyên truyền bằng tivi tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...

Công tác thi hành Luật Hòa hòa giải ở cơ sở cũng đã chính quyền, đoàn thể ở địa phương quan thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện 53 Tổ hòa giải cơ sở với 317 hòa giải viên được bầu, công nhận theo đúng thành phần và trình tự, thủ tục quy định. Từ năm 2014 đến nay, các Tổ hòa giải trên địa bàn huyện tiếp nhận và giải quyết 1.271 vụ việc, trong đó hòa giải thành 1.060 vụ, việc, đạt tỷ lệ 83,4%; hòa giải không thành: 211 việc, đạt tỷ lệ 16.6 %.

UBND huyện Nhơn Trạch đã thực hiện tương đối tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương. UBND huyện đã thực hiện quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2021/TT-BTP. Năm 2022, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có 11/12 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bên cạnh những kết quả tích cực nếu trên thì việc xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở vẫn còn hạn chế, một số thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện chưa quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vẫn xem phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của ngành tư pháp. Công tác tự đánh giá, chấm điểm chuẩn tiếp cận pháp luật của UBND các xã, thị trấn năm 2022 còn sai sót, hồ sơ minh chứng một số chỉ tiêu, tiêu chí còn chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với kết quả thực hiện của địa phương.

Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, ông Phan Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị UBND huyện Nhơn Trạch và UBDN các xã Phú Đông, Phước Khánh, Phú Thạnh và Đại Phước quan tâm thực hiện:

- Thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật trong công chức, viên chức của đơn vị và Nhân dân trên địa bàn, tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mới, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận; chú trọng hướng về cơ sở; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; - Thường xuyên truyền thông dự thảo các chính sách có tác động lớn đến xã hội cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 10/KH-UBND, Kế hoạch số 20/KH-HĐPH và các văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2023.

- Thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở theo Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 09/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật.

- Thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở, xây dựng các mô hình hòa giải hiệu quả, thu hút sự tham gia của luật sư, người từng làm công tác pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở bằng những hoạt động cụ thể.

- Rà soát lại hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, xác định các nhiệm vụ để đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định; xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp xã đối với kết quả thực hiện và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của địa phương.

- Quan tâm, bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện phát huy vai trò trách nhiệm, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ngành, lĩnh vực được giao quản lý, tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật./.

Đồng Hoa - Sở Tư pháp

 

 

Lượt xem: 53

© 2020 - Sở Tư Pháp Tỉnh Đồng Nai

  Lượt truy cập:     1,747